Trị gout tại nhà có mang lại hiệu quả như mong muốn?

Trị gout tại nhà có mang lại hiệu quả như mong muốn?

Ngày đăng: 06/07/2023 02:12 PM
Chữa bệnh gout (gút) tại nhà là một trong những cách được nhiều người bệnh tìm đến không chỉ vì tính hiệu quả mà còn tiện dụng, dễ áp dụng. Tuy nhiên với những phương pháp trị liệu này, người bệnh cần phải  kiên trì và mất thời gian dài để cảm nhận được sự hiệu quả.
Sau đây hãy cùng tham khảo một số phương pháp trị liệu gout tại nhà hiệu quả nhé!

Uống nhiều nước 

 
 
Bệnh nhân gout được khuyến khích nên uống nhiều nước từ 5 đến 8 cốc (mỗi cốc 250ml) trong khoảng 24 giờ có thể giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout. Vì theo nghiên cứu cho thấy khả năng đào thải acid uric tỷ lệ thuận với lưu lượng nước tiểu. Do đó, mất nước có thể là một yếu tố nguy cơ gây ra cơn gout do làm tăng nồng độ acid uric trong huyết thanh.

Tránh các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin cao

 
 
Hạn chế ăn các thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao. Purin là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể chuyển hóa thành acid uric. Nếu hàm lượng purin nạp vào cơ thể quá lớn sẽ khiến lượng acid uric dư thừa. Khi acid uric tích tụ trong máu quá nhiều, cơ thể không đào thải hết ra ngoài sẽ lắng đọng lại thành các tinh thể muối urat bám tại các khớp gây nên bệnh gout.
Hàm lượng Purin của các loại thực phẩm trong nhóm này chứa từ 50 – 150mg purin/100gam là những loại người bệnh gout nên hạn chế sử dụng hoặc sử dụng rất ít:
– Các loại thịt gia cầm: Thịt vịt, thịt gà, gà tây, ngỗng…
– Thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, chế phẩm từ các loại thịt như xúc xích, thịt xông khói….
– Các loại cá, hàu, vẹm, tôm, cua…
– Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm cả bột yến mạch và gạo lứt
– Các loại đậu, hạt: Đậu xanh, đậu phộng, đậu tương, đậu hà lan, đậu phụ, bột đậu nành, hạt điều…
– Kể cả các loại rau xanh như: Măng tây, bơ, nấm, bông cải, cải xoăn, rau bina…

Sử dụng gừng để giúp giảm cơn đau

 
Theo nghiên cứu cho rằng: gừng chườm ấm tại chỗ làm giảm cơn đau liên quan đến acid uric trong bệnh gout.
Bạn có thể sử dụng chườm gừng theo các bước sau:
  • Đun sôi 1 thìa gừng tươi nạo với nước.
  • Nhúng khăn vào hỗn hợp.
  • Khi nguội, đắp khăn lên vùng bị đau ít nhất một lần mỗi ngày, trong vòng 15 đến 30 phút.
  • Thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước để tránh kích ứng 

Sử dụng nước ép từ nước giấm táo, nước chanh và nghệ.

 
 
  • Bổ sung nghệ có thể làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Ngoài ra, một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy giấm táo giúp kiểm soát các cơn đau mãn tính và viêm nhiễm. Do đó, trộn nước ép từ một nửa quả chanh vào nước ấm, kết hợp với 2 muỗng cà phê nghệ, 1 thìa cà phê giấm táo và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày có thể hỗ trợ bệnh gout.

Ăn táo giúp giảm gout

 
 
Táo như một phần của chế độ ăn kiêng giảm bệnh gout. Táo có vị ngọt, mát và chứa nhiều nước, muối, kali, đặc biệt là chứa lượng purin ít nên rất tốt với người bị gout.
Tuy nhiên, táo cũng chứa đường fructose có thể gây tăng acid uric máu, dẫn đến bùng phát bệnh gout. Vì vậy, bạn cần ăn vừa phải để phòng ngừa bệnh gout tái phát.

Lá tía tô trị bệnh gout hiệu quả : 

 
 
 
 
Lá tía tô được coi là một “ trợ thủ đắc lực” dành cho người bị mắc bệnh gout. Lá tía tô không chỉ giàu các chất chống viêm, chống oxi hoá mà còn có tác dụng giảm đau, ức chế các loại vi khuẩn và phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Nghiên cứu chỉ ra trong lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu limonene, dihydrocumin, Cl-pinen giúp ức chế hoạt động của enzyme Xanthine oxidase - nguyên nhân hình thành các acid uric trong máu
 
Có thể áp dụng các cách chữa bệnh gout từ lá tía tô như sau:
  • Sắc lá tía tô uống hằng ngày để tăng đào thải chất độc hại qua đường tiểu
  • Giã nát lá tía tô đắp vào vị trí bị sưng đau do gout sau đó rửa sạch lại với nước ấm 
  • Ngâm chân trong nước lá tía tô đun nóng mỗi tối trước khi ngủ.
  • Có thể ăn trực tiếp lá tía tô hoặc dùng bột tía tô uống mỗi ngày.

Uống nước chanh giúp giảm đau gout:

 
 
 
 
Theo nghiên cứu, nước chanh hoặc chiết xuất từ chanh có khả năng giảm nồng độ acid uric trong máu. Người có nồng độ acid uric trong máu cao uống nước chanh mỗi ngày trong 6 tuần đã có cải thiện. Tác dụng giảm axit uric là do nước chanh có tính kiềm, kích thích cơ thể giải phóng nhiều canxi carbonat, hợp chất này liên kết với axit uric và phân hủy thành nước và các hợp chất khác. Điều này làm giảm tính axit và axit uric trong máu.
Bạn có thể uống khoảng 30ml nước chanh mỗi ngày – tương đương với khoảng 1-2 quả chanh. Tuy nhiên, nên pha loãng nước cốt chanh ra để uống tránh tình trạng viêm loét dạ dày.

Bài thuốc trị gout từ lá sake

 
 
Cây sake thường thu hái quả, tuy nhiên ít người biết lá sake cũng có tác dụng chữa gout hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá sake giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric, hỗ trợ giảm các triệu chứng do gout. Ngoài ra lá sake còn chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng lá sake chữa gout theo cách sau:
  • Chọn 2 lá sake già đã ngả vàng rửa sạch thái khúc
  • Đun lá sake với khoảng 1 lít nước đến khi sôi đun tiếp thêm 10 phút thì tắt bếp
  • Uống nước lá sake khi còn ấm thay nước lọc hàng ngày
  • Nên uống hết trong ngày
  • Áp dụng từ 15-20 ngày để cảm nhận tác dụng
Trên đây là một số cách chữa bệnh gout tại nhà hiệu quả mà người bệnh có thể áp dụng. Ngoài ra đừng quên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhé !
Để được tư vấn chi tiết hơn về BỆNH GOUT, anh/chị vui lòng để lại sđt hoặc liên hệ qua sđt : 0832.62.65.68 - 028.8888.9838

(Tổng hợp và biên tập bởi LH Pharma)


 
 
Xem nhiều nhất
Nhận thông tin mới nhất
0