Trẻ ốm vặt có phải do sức đề kháng kém
1. Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt
- Hệ miễn dịch kém, sức đề kháng của trẻ kém
Nguồn internet
Thời kỳ ở trong bụng mẹ và 6 tháng đầu sau sinh, trẻ được hưởng hệ "miễn dịch thụ động" từ mẹ truyền sang (qua nhau thai và sữa mẹ). Trong sữa mẹ, đặc biệt là sữa non có chứa rất nhiều kháng thể, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình miễn dịch của trẻ ở những ngày đầu đời. Tuy nhiên, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và biến mất hoàn toàn khi trẻ được 5 tháng tuổi.
Chính vì thế, giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi được coi là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” của trẻ, vì hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện (phải đến khi trẻ 3 – 4 tuổi, hệ miễn dịch mới được hoàn thiện), và nguồn cung kháng thể từ sữa mẹ cũng hết, nên trẻ rất dễ mắc bệnh.
Nếu để ý kĩ ba mẹ cũng sẽ thấy được, ở độ tuổi này bé đi nhà trẻ hay ốm hơn, do bé phải tiếp xúc với môi trường mới mà hệ miễn dịch của bé lại chưa được hoàn thiện, chưa đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
- Tiêu hóa kém
Nguồn internet
Hệ tiêu hóa kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt. Đó là vì khi hệ tiêu hóa làm việc kém, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hiệu quả. Hơn nữa, hệ tiêu hóa hoạt động kém sẽ cản trở quá trình tiêu hóa khiến hệ vi khuẩn đường ruột không cân bằng. Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng vào cơ thể của trẻ. Một khi quá trình hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ dễ bị thiếu chất dinh dưỡng nên hoạt động của nhiều cơ quan không được cân bằng và dễ phát sinh nhiều bệnh.
- Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng
Nguồn internet
Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ thay đổi theo từng ngày, chính vì thế việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như thay đổi sinh lý, tâm lý sợ hãi hoặc mắc bệnh khiến nhiều trẻ biếng ăn, ăn không ngon, thậm chí coi việc ăn là một “cực hình”. Thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến trẻ không có đủ năng lượng, đồng thời thiếu các chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Kết quả, trẻ mệt mỏi, dễ mắc bệnh và càng trở nên chán ăn. Vậy nên bố mẹ cần có những giải pháp hữu ích để giúp con ăn ngon và lấy lại sự thích thú trong việc ăn uống của trẻ, từ đó tăng sức đề kháng cho bé, tránh ốm vặt.
2. Khi nào cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ bớt ốm vặt?
Hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại. Đối với trẻ hay ốm vặt, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Nhiều người chủ quan, không chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm, có nguy cơ trẻ sẽ mắc một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.
Vậy nên, khi trẻ có những dấu hiệu sau, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ càng sớm càng tốt
- Trẻ hay ốm vặt, thường xuyên bị sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa.... Trẻ sẽ có các biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, nếu tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị sụt cân.
- Trẻ rất nhạy cảm với những sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi khí hậu, thay đổi nơi ở. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến trẻ bị ốm ngay lập tức. Bạn cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
- Trẻ dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ một dịch bệnh gì trẻ đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng.
- Trẻ dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì lâu khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.
3. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả
Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và trái cây: Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách rất tốt để giúp trẻ có được hàng rào miễn dịch khỏe mạnh. Vì thế, mỗi ngày các bậc phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ rau xanh và trái cây như: khoai tây, cà chua, bông cải xanh, ổi, bưởi, dâu tây,...
Cho trẻ ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên: Ngủ ngon, đủ giấc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cho bé. Bố mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ; nên cho ăn hoặc bú nhiều hơn vào buổi chiều để bé không bị đánh thức vào buổi tối vì cơn đói, giúp bé ngủ ngon và sâu giấc. Thêm vào đó, nên khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày như vui đùa cùng bé, cho bé đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội… Vận động thường xuyên giúp bé ăn ngon hơn, hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, kẽm, selen…Vitamin A giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, tăng khả năng chống lại vi rút của các tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé, phục hồi nhanh chóng tế bào bị tổn thương. Kẽm, selen có công dụng kháng vi rút, tăng sức đề kháng cho bé. Vì thế, để bảo vệ bé khỏi các bệnh ốm vặt, bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mẹ hãy cho bé ăn nhiều thực chứa vitamin A như cà rốt, thịt đỏ, gan động vật, rau ngót; vitamin C như cam, quýt, dâu tây, ớt xanh; thực phẩm chứa kẽm, selen như thịt nạc, hàu, cá, lòng đỏ trứng…
Ngoài việc ăn uống, vận động thì bố mẹ có thể chủ động bổ sung các sản phẩm để tăng sức đề kháng cho trẻ. Thymo Kids Gold LH là giải pháp "vàng" hỗ trợ bảo vệ bé luôn khỏe mạnh.
- Với sự kết hợp tuyệt vời giữa các hoạt chất Thymomodulin, Taurin, DHA. Magie lactat, Arginine aspartate, Vitamin C, Vitamin D3, Vitamin B3, Vitamin PP, Vitamin nhóm B( B1, B2, B6, B12) giúp tăng cường dưỡng chất, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng ở trẻ em.
- Thymo Kids Gold LH còn chứa Kẽm, Lysine, Cao men bia giúp hỗ trợ bé ăn ngon và tăng hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm. Từ đó, giúp hỗ trợ giải quyết vấn đề bé biếng ăn, chậm tăng cân và tạo nên hệ miễn dịch bền vững cho trẻ.
- Với hương vị thơm ngon, dễ uống Thymo Kids Gold LH thật sự là một lựa chọn tối ưu giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ.
Nếu bạn có điều gì cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ hotline 0832.62.65.68 để được LH Pharma tư vấn tận tình nhất các thắc mắc của bạn.