Phân loại gout và biến chứng nghiêm trọng của bệnh gout

Phân loại gout và biến chứng nghiêm trọng của bệnh gout

Ngày đăng: 06/07/2023 11:10 AM

Phân loại gout

Tăng acid uric máu không triệu chứng

 

 

Một người có thể bị tăng nồng độ acid uric mà không không có bất kỳ triệu chứng nào bên ngoài. Ở giai đoạn này người bệnh chưa cần điều trị, mặc dù các tinh thể urat có lắng đọng trong mô và gây ra tổn thương nhẹ. Nếu kết quả xét nghiệm máu có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện của bệnh trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

Bệnh gout cấp tính

 

 

Cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 - 55 tuổi. Các tinh thể urat lắng đọng có cấu trúc nhỏ, cứng và nhọn nên khi cọ sát vào lớp niêm mạc mềm của khớp sẽ gây sưng đau và viêm rất nhiều. Khi các điều này xảy ra sẽ tạo thành các đợt gout cấp. Các đợt cấp này có thể được “kích hoạt” sau khi người bệnh gặp căng thẳng, vừa trải qua một bữa tiệc rượu hay sử dụng các chất kích thích cũng có thể khiến bệnh bùng phát.

Gout mạn tính giai đoạn tạm ổn giữa các đợt cấp

 

 

Đây là giai đoạn giữa của các đợt cấp , khoảng tái phát các đợt cấp thường không xác định, có thể là vài tháng hoặc vài năm. Điều này còn tùy thuộc vào quá trình điều trị và cũng như việc cân bằng lối sống của bệnh nhân.

Gout mãn tính có biến chứng

Đây là giai đoạn bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh nhất. Ở giai đoạn mãn tính bệnh nhân xuất hiện những hạt tophi lớn xung quanh các khớp, thậm chí trong các mô cơ và trong thận, gây tổn thương với khớp và thận.

Giả gout

Các tình trạng dễ bị nhầm lẫn với bệnh gout là bệnh giả gout hay còn gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate. Các triệu chứng của bệnh này rất giống với bệnh gout, mặc dù các đợt bùng phát ít nghiêm trọng hơn.

Biến chứng của bệnh gout

 

 

Tuỳ vào mức độ bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần trong khi những người khác lại gặp vài tháng 1 lần.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khoẻ nguy hiểm như: 

  • Sỏi thận: Theo thống kê có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận. Nguyên nhân do sự tích thụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Đứng trước nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ ra gây loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đến viêm khớp, nếu sẽ dẫn đến hỏng khớp.
  • Hẹp động mạch có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác .
  • Thoái hóa khớp: xảy ra khi các tinh thể urat và hạt tophi cứng gây tổn thương khớp
  • Tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt
  • Xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, trong đó có trầm cảm.
  • Xuất dấu hiệu rối loạn cương ở nam giới: nồng độ axit uric cao là một yếu tố nguy cơ được biết đến đối với rối loạn chức năng nội mô, đây là một tình trạng ảnh hưởng đến nội mạc - các mô tuyến tất cả các mạch máu trong cơ thể, bao gồm cả các mạch máu trong dương vật. Bất kỳ tình trạng nào ảnh hưởng đến nội mạc sẽ có tác động trực tiếp đến lưu lượng máu trơn tru trong các mạch. Đối với dương vật, nồng độ axit uric cao sẽ hạn chế lưu lượng máu đến các mô dương vật, dẫn đến sự cương cứng yếu.

Nếu thăm khám và được điều trị đúng phương pháp kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh ,hầu hết các tổn thương và biến chứng do bệnh gout gây ra có thể được ngăn chặn.

Để được tư vấn chi tiết hơn về BỆNH GOUT, anh/chị vui lòng để lại sđt hoặc liên hệ qua sđt : 0832.62.65.68 - 028.8888.9838


(Tổng hợp và biên tập bởi LH Pharma)

Xem nhiều nhất
Nhận thông tin mới nhất
0