Bệnh gout và cách phòng tránh
Ngày đăng: 06/07/2023 01:26 PM
Phương Pháp Điều Trị Gout
Tùy từng trường hợp cụ thể các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đúng nhất. Nguyên tắc điều trị chung với người bệnh gout là điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp:
Điều trị nội khoa: sẽ được các bác sĩ chỉ định cụ thể ở từng bệnh nhân. Thông thường bằng các loại thuốc như thuốc chống viêm, giảm đau trong cơn gout cấp hoặc đợt cấp của gout mạn tính.
Điều trị các bệnh lý kèm theo như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì,...nếu có. Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng các thuốc hạ acid uric. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.
Dự phòng tái phát: bằng các thuốc kháng viêm không steroid và thuốc corticoid đường toàn thân được chỉ định khi các thuốc trên không hiệu quả hoặc có chống chỉ định. Lưu ý, loại thuốc này cần rất hạn chế và dùng ngắn ngày.
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi được chỉ định trong trường hợp gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm hạt tophi hoặc hạt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ. Khi phẫu thuật lưu ý cho dùng colchicin nhằm tránh khởi phát cơn gout cấp. Cần kết hợp thuốc hạ acid uric máu.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh gout cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Người bệnh cần tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua…Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150g/24 giờ.
Đặc biệt không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên… Người bệnh cần uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít/24 giờ, đặc biệt là các loại nước khoáng có kiềm hoặc nước kiềm 14‰. Điều này sẽ làm tăng lượng nước tiểu trong 24 giờ, giúp hạn chế tối đa sự lắng đọng urat trong đường tiết niệu.
Ngoài ra cần tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như stress, chấn thương…
Cách Phòng Tránh Bệnh Gout
PPhòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, để ngăn ngừa gout, bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống ngày từ bây giờ, có lối sống lành mạnh, giảm cân, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh thức ăn chứa hàm lượng purine cao như: thịt bò, hải sản…, tạng động vật. Nếu đã mắc bệnh rồi, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn điều trị một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra, phải tuân thủ chỉ định do bác sĩ đề ra để có thể "sống chung" với căn bệnh này một cách an toàn. Một số các thực phẩm nên tăng cường bổ sung như:
- Trái cây: Tất cả các loại trái cây nói chung đều tốt, đặc biệt là cherry, việt quất, mâm xôi, dâu tây, táo, dừa, nho, cam quýt…
- Rau củ: Mặc dù một số loại rau (súp lơ trắng, măng tây, nấm…) chứa nhiều purin nhưng chúng không làm tăng nguy cơ bệnh gout và không bị hạn chế. Một số loại rau củ rất tốt là cà rốt, ngò, dưa chuột, thì là, tỏi tây, đậu bắp, khoai tây, bí ngô.
- Các loại đậu: Tương tự, mặc dù một số loại đậu như đậu xanh, đậu lăng giàu purin, nhưng chúng là nguồn cung cấp protein lành mạnh để thay thế nguồn protein từ động vật, kể cả đậu nành và đậu phụ.
- Các loại hạt: óc chó, macca, hạnh nhân, hạt bí, chia
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt
- Các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo
- Đồ uống như trà xanh và trà thảo mộc.
Để được tư vấn chi tiết hơn về BỆNH GOUT , anh/chị vui lòng để lại sđt hoặc liên hệ qua sđt: 0832.62.65.68 - 028.8888.9838
(Tổng hợp và biên tập bởi LH Pharma)
Xem nhiều nhất
Nhận thông tin mới nhất