Những Điều Cần Làm Trước Khi Bạn Mang Thai
Có thể hiện tại bạn chưa mang thai hoặc chưa có kế hoạch sinh con. Tuy nhiên, có nhiều thứ bạn có thể làm ngay từ bây giờ đế giúp cơ thể của bạn giữ trạng thái tốt nhất và luôn sẵn sàng cho kế hoạch có em bé. Hãy điểm qua danh sách những điều bạn cần làm trước khi mang thai nhé.
1. Đặt Lịch Hẹn Với Bác Sĩ Của Bạn
Bạn sẽ rất quen với việc này trong thời kỳ mang thai, nhưng bạn cũng nên đặt lịch hẹn khám với bác sĩ trước khi có ý định mang thai, ngay cả khi bạn đã từng mang thai. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai hoặc có thể làm cho việc mang thai trở nên rủi ro hơn, hãy kiểm soát nó ngay từ bây giờ.
Bác sĩ của bạn sẽ bắt đầu kiểm tra sức khỏe của bạn bằng cách lấy tất cả tiểu sử y tế của cả bạn và chồng của bạn. Họ cũng có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu và phết tế bào cổ tử cung, để đảm bảo cả hai bạn đều không mắc bất kỳ bệnh lý nào có thể ảnh hưởng đến khả thụ thai hoặc việc mang thai của bạn. Bác sĩ của bạn sẽ tiến hành kiểm tra một số bệnh như:
- Bệnh Rubella
- Bệnh thủy đậu
- HIV
- Bệnh viêm gan B
- Bệnh Herpes
- Các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai
- Các vấn đề về tuyến giáp
- Các bệnh khác như toxoplasma và parvovirus B19
- Các xét nghiệm di truyền
Đã đến lúc bạn xem lại lịch sử tiêm ngừa của mình, hãy bổ sung các mũi tiêm nếu bác sĩ yêu cầu. Một số loại vắc xin cần thiết như MMR (sởi-quai bị-rubella), varicella (virus gây bệnh thủy đậu), hoặc vắc xin viêm gan A (làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh). Các chuyên gia khuyên bạn nên đợi ít nhất 28 ngày sau khi một số loại vắc xin trước khi cố gắng thụ thai.
Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những loại vắc xin bạn cần bây giờ và loại nào bạn sẽ cần sau này. Có một số mũi tiêm cần thiết cho thời kỳ mang thai, chẳng hạn như vắc xin Tdap phòng bệnh ho gà, để cả bạn và con bạn đều được bảo vệ.
Nếu tiền sử gia đình bạn hoặc chồng bạn có bệnh xơ nang hay hồng cầu hình lưỡi liềm xuất hiện, hãy gặp chuyên gia tư vấn di truyền hoặc làm các xét nghiệm sàng lọc tiền thai.
2. Kiểm Tra Nướu
Có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và một thai kỳ khỏe mạnh. Các bệnh về nướu răng có liên quan đến việc sinh sớm và nhẹ cân. Vì vậy, bây giờ là lúc bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
3. Bỏ Rượu Và Thuốc Lá
Bạn có thể đã biết rằng việc uống rượu và hút thuốc lá khi mang thai không bao giờ là tốt. Chúng không tốt cho sự phát triển của trẻ và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khi trẻ lớn hơn.
Nhưng ngay cả từ bây giờ, việc uống rượu và hút thuốc có thể khiến bạn khó mang thai hơn và tăng nguy cơ sẩy thai. Hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn về các phương pháp giúp bạn từ bỏ thói quen này.
4. Cắt Giảm Lượng Caffeine
Uống nhiều hơn hai tách cà phê hoặc 5 lon soda mỗi ngày (khoảng 250 milligrams caffeine) có thể khiến bạn khó thụ thai và tăng khả năng sẩy thai. Hãy thử thay đổi từ loại cà phê bạn đang uống sang loại decaf.
5. Xem Lại Chế Độ Dinh Dưỡng
Không có thời điểm nào tốt hơn để từ bỏ thói quen dùng các loại đồ ăn vặt chứa calo rỗng. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn chứa nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein "nạc" mỗi ngày.
Một chế độ ăn uống lành mạnh trước khi mang thai sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ - một loại bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai.
6. Bổ Sung Axit Folic
Axit folic được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau lá xanh và nhân tạo trong các sản phẩm bột và gạo, đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, ngoài chế độ dinh dưỡng tốt, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp và axit folic trong 3 tháng trước khi mang thai và suốt thời kỳ mang thai. Nếu bạn đã từ mang thai mà thai nhi bị dị tật bẩm sinh về não và tủy sống, bác sĩ có thể khuyển nghị liều cao hơn 4mg axit folic mỗi ngày.
7. Giảm Cân
Cân nặng tăng thêm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và huyết áp cao trong thai kỳ - một tình trạng được gọi là tiền sản giật.
Nói chung giảm cân khi đang mang thai không phải là một ý kiến hay. Vì vậy, nếu bạn đang có ý định giảm cận, hãy bắt đầu ngay từ hôm nay.
8. Xem Lại Các Loại Thuốc Bạn Đang Dùng
Hãy cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và thảo dược. Một trong số chúng có thể ảnh hưởng đến em bé.
9. Chọn Lọc Các Loại Hải Sản
Bạn có thể đã nghe nói rằng hãy tránh xa các loại cá chứa nhiều thủy ngân khi bạn đang mang thai. Điều này hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, có thể mất đến một năm để cơ thể đào thải thủy ngân ra khỏi máu.
Bạn có thể ăn hai lần một tuần, những hãy tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngói, cá thu và cá mập.
10. Tập Thể Dục
Tập thể dục không chỉ giúp bạn đạt được cân nặng hợp lý mà còn giúp bạn chuẩn bị sức khỏe cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Hãy thử tìm các lớp học tiền sản cho những người sắp làm mẹ.
11. Hãy Suy Nghĩ Về Những Thay Đổi Mà Việc Sinh Con Mang Lại
Có con sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn, từ sự nghiệp, tài chính đến mối quan hệ vợ chồng cùng những thứ khác. Chín tháng có thể là một khoảng thời gian khá ngắn để tìm ra hướng giải quyết tất cả những vấn đề đó, vì vậy hãy trò chuyện với bác sĩ và người thân để tham khảo một số lời khuyên giúp bạn sẵn sàng.
(Theo WebMD - biên dịch bởi LH Pharma)
Nguồn tham khảo:
1. Baeten, J. American Journal of Public Health, March 2001.
2. CDC: "Vaccines for Pregnant Women."
3. FDA: "Food Safety for Moms-To-Be: Before You're Pregnant - Methylmercury."
4. March of Dimes: "Get ready for pregnancy," "Smoking, alcohol, and drugs."
5. Office of Women's Health: "Preconception Health."
6. Saini, R. Journal of Natural Science, Biology and Medicine, July 2010.
7. Texas Children's Hospital: "Eating Right Before Pregnancy."
8. Tobias, D. American Journal of Clinical Nutrition, August 2012.
9. University of Maryland Baltimore Washington Medical Center: "Preparing for pregnancy."
10. Your Prepregnancy Checklist: https://www.webmd.com/baby/guide/your-pre-pregnancy-to-do-list
11. Photo by Omar Lopez on Unsplash: https://unsplash.com/photos/vTknj2OxDVg?utm_source=unsplash&utm_medium=referral&utm_content=creditShareLink